Sau sinh ăn quả vú sữa có lợi gì?
Theo các chuyên gia, quả vú sữa chứa nhiều dinh dưỡng lý tưởng cho sức khỏe nhất là với những phụ nữ sau sinh. Cứ 100g vú sữa chín có tới 8g carbohydrate, 1g protein, 3.1g chất béo lành mạnh, 45mg photpho, 18mg canxi, 0.8mg sắt và rất nhiều vitamin cùng khoáng chất khác. Do vậy, sau sinh ăn quả vú sữa rất tốt cho các mẹ. Một số tác dụng “bất ngờ” của quả vú sữa với sức khỏe bà đẻ phải kể đến như:
- Tránh suy dinh dưỡng: Trong vú sữa chứa nhiều canxi, lượng canxi này có thể được chuyển một phần tới bé thông qua sữa mẹ. Điều này giúp bé tránh khỏi còi xương, suy dinh dưỡng đồng thời giúp bé phát triển nhanh hơn.
- Tốt cho thần kinh: Do chứa nhiều vitamin nên ăn quả vú sữa sau sinh rất tốt cho mắt và nhất là hệ thần kinh của cả mẹ và bé.
- Tăng cường miễn dịch: Quả vú sữa giúp tăng miễn dịch ở trẻ sơ sinh nhờ chứa hàm lượng sắt, kali, photpho dồi dào.
- Tăng tiết sữa: Quả vú sữa cung cấp lượng gluxit cho cơ thể người mẹ. Lượng dưỡng chất này vừa giúp tăng lượng sữa tiết ra trong thời kỳ cho con bú lại vừa đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động sống khác.
- Tốt cho tiêu hóa: Nhờ hàm lượng chất xơ dồi dào, phụ nữ sau sinh ăn quả vú sữa sẽ rất có lợi cho hệ tiêu hoá. Ngoài ra, nó còn tạo cảm giác no lâu, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
- Ngăn ngừa lão hóa, làm đẹp da: Thành phần axit malic của vú sữa có tác dụng ngăn ngừa lão hóa, chống nám da, kháng khuẩn cho phụ nữ sau sinh.
Ăn quả vú sữa sau sinh cần chú ý điều gì?
Mặc dù ăn quả vú sữa sau sinh rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu sử dụng không đúng cách, nó vẫn có thể gây ra nhiều tác động có hại cho cơ thể mẹ. Do đó, khi ăn quả vú sữa, bạn cần chú ý một số điểm sau:
- Không nên ăn phần vỏ: Phần vỏ của quả vú sữa có nhiều nhựa chát trái ngược với phần ruột ngọt. Do đó, nếu ăn phải phần vỏ, cả mẹ và bé đều có thể bị táo bón. Để đảm bảo không ăn phải vỏ vú sữa, các mẹ khi ăn cần nắn bóp nhiều lần cho thịt quả mềm ra, sau đó dùng dao cắt theo chiều dọc hoặc chiều ngang, rồi lấy thìa xúc từng phần thịt quả. Không nên dùng tay lột vỏ hoặc xúc quá sát vỏ.
- Không nên ăn nhiều: Vú sữa tốt cho mẹ và bé nhưng nếu ăn quá nhiều có thể khiến sữa mẹ có tính nóng, mẹ bị nổi mụn, bé nóng trong, khó chịu. Ngoài ra, ăn nhiều vú sữa còn có thể làm giảm cảm giác thèm ăn của người mẹ và dẫn đến tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng.
- Ăn vú sữa đúng mùa: Không nên ăn vú sữa trái vụ bởi những loại quả này được bảo quản lâu không còn tốt như lúc ban đầu. Mùa vú sữa bắt đầu vào khoảng tháng 2, tháng 3 dương lịch hàng năm. Đây cũng là thời điểm vú sữa chín rộ, đảm bảo được độ tươi ngon nhất.
- Chỉ ăn quả vú sữa đã chín: Khi thấy vú sữa còn núm, vỏ ngoài nhẵn bóng, ngả màu sáng, có độ mềm nhất định, đó là lúc vú sữa chín. Nên tránh ăn những quả có phần thịt ở núm rắn chắc nhưng bên dưới lại nhũn là quả chín ép, chúng sẽ bị chát và không ngon.
Không nên ăn vỏ vú sữa bởi có thể gây táo bón cho mẹ sau sinh
Sau sinh ăn quả vú sữa rất tốt, tuy nhiên, các mẹ cần đảm bảo ăn đúng cách nhằm tránh những rủi ro không mong muốn. Ngoài vú sữa, các mẹ cũng nên tìm hiểu phụ nữ sau sinh nên ăn hoa quả gì để bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày.